Giải bài toán liên kết doanh nghiệp nội và FDI

Welcome to An Loi Co.,Ltd

Welcome to An Loi Co.,Ltd

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh Doanh

Mr Nam Hoang

0988 525 868

h.nam@anloi.com.vn

Dịch vụ Logistics

Mr Diep Vu

0979 713 858

v.diep@anloi.com.vn

Dịch vụ Hải quan

Mrs Luong Do

0912 955 157

d.luong@anloi.com.vn

Liên kết

Tổng cục hải quan Việt namBộ khoa học và cồng nghệBộ lao động thương binh và xã hộiCục hóa chấtviện dệt mayBộ y tếBộ tài nguyên và môi trườngBộ nông nghiệp và phát triển nông thônVinacontrolBộ kế hoạch và đầu tưLiên kêt 11Liên kêt 12Hiệp hội chủ hàng Việt namFIATAIATAHiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA)VCCIHiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA)

Trang chủ Tin tức - sự kiện Tin tức tổng hợp

Tin tức tổng hợp

Giải bài toán liên kết doanh nghiệp nội và FDI

Ngày đăng: 06/12/2016

(HQ Online)- Với 97% DN nhỏ và vừa (DNNVV), các DN Việt Nam dù đa dạng về lĩnh vực, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội nhưng để vươn ra thị trường thế giới, “sánh vai” cùng các DN nước ngoài thì vẫn còn rất ít. Do đó, bài toán liên kết hợp tác giữa DNNVV với các DN FDI cần được giải bằng cơ chế, chính sách.

DN tư nhân trong nước hay DN FDI đều bình đẳng trước pháp luật. Ảnh: Danh Lam.


Sự cần thiết


Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có hơn 21.000 DN FDI, tổng mức đầu tư gần 300 tỷ USD, trong đó có nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, trong năm 2016, cả nước có hơn 100 nghìn DN mới thành lập, như vậy bình quân cứ 1 tiếng lại có 12 DN được ra đời. Tuy nhiên, có thể thấy con số DN bước ra được thị trường thế giới như Vinamilk, Viettel, Vietnam Airlines… còn rất ít.


Tính đến tháng 10-2016, báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cho biết có 21% DN Việt Nam đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, con số này là tương đối nhỏ so với Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%. Do đó, Việt Nam còn nhiều việc để làm nhằm tăng cường sự hội nhập cho các nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ trong nước, đặc biệt là khối DNVVV.


Nhiều chuyên gia đã nhận định, bộ phận lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là DNNVV, và theo đó đẩy mạnh sự phát triển của khối DN này sẽ cải thiện đáng kể toàn bộ nền kinh tế. Khi DNNVV đạt được những kết quả như những DN FDI hàng đầu, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế cần sự phối hợp chặt chẽ trong một mô hình “kiềng ba chân” là: Chính phủ, DN FDI và DN trong nước.


Phát biểu tại Diễn đàn DN thường niên (VBF) 2016 ngày 5-12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ luôn coi DN FDI là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam. Khu vực FDI là mắt xích không thể tách rời của kinh tế Việt Nam, thực tiễn cho thấy khu vực FDI đóng góp ngày càng quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Vì thế, Chính phủ Việt Nam cam kết tạo thuận lợi hơn nữa cho DN FDI.


Tuy nhiên, Thủ tướng cũng khẳng định, DN tư nhân trong nước hay DN FDI đều bình đẳng trước pháp luật. Vì thế, Chính phủ mong muốn DN FDI với thế mạnh về công nghệ, tài chính, năng lực quản trị… sẽ có cam kết và hành động cụ thể để hỗ trợ tăng cường liên kết, hỗ trợ DN trong nước cùng phát triển.


Những cam kết nêu trên đã liên tục được những người đứng đầu Chính phủ cam kết và khẳng định. Thực tế là đã có nhiều chính sách, nghị quyết giúp hỗ trợ và cải thiện môi trường kinh doanh cho DN như các nghị quyết 19 hay Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020. Những hành động này được kỳ vọng sẽ giúp mục tiêu có ít nhất 1 triệu DN hoạt động đến năm 2020 thành hiện thực, nhưng không chỉ đạt về số lượng mà chất lượng, quy mô, nguồn lực của DN cũng được đảm bảo.


Mong muốn của doanh nghiệp


Ông Tony Foster, Trưởng nhóm Cơ sở hạ tầng của VBF cho hay, các mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước còn tạo ra cơ hội và tiềm năng trong phát triển cơ sở hạ tầng. Các cơ chế và lĩnh vực hợp tác thường thấy như phát triển thị trường PPP (hợp tác công - tư), các dự án nhiệt điện than, giao thông vận tải…


Cũng nói về tầm quan trọng của việc liên kết với DN FDI, ông Fred Burke, Trưởng nhóm Đầu tư và thương mại của VBF cho rằng, chỉ có bằng cách giảm thiểu các rào cản đối với sự hợp tác hiệu quả giữa các công ty trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty nước ngoài thì Việt Nam mới có thể tiếp tục thành công trong nỗ lực trở thành một nhân tố then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.


Điều đáng nói là lâu nay, việc liên kết với DN FDI còn hạn chế thường được nhắc đến với nguyên nhân do các DN trong nước chưa đủ năng lực, cơ sở vật chất, điều kiện sản xuất kinh doanh nên chưa thể đáp ứng yêu cầu của các DN FDI.


Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông Han Dong Hee, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại công nghiệp Hàn Quốc (Kocham) tại Việt Nam chia sẻ, để thực hiện chính sách kết nối đầu tư nước ngoài với các DN Việt Nam, cần phải tập trung mở rộng mối quan hệ mua bán phụ tùng và sản phẩm từ các DN Việt Nam. Theo đó, Chính phủ cần phải có chính sách mở rộng các kênh để các DN FDI có thể tiếp cận được hàng hóa trung gian từ DNNVV Việt Nam.


“Việc tạo ra một kênh thông tin để 2 bên thấu hiểu lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần thành lập một cơ quan giúp kết nối các DN FDI và DNNVV của Việt Nam để dễ dàng tìm được các cơ hội kinh doanh. Để làm được điều này, cần thành lập một Ủy ban Hợp tác Đầu tư (tên dự kiến) để cung cấp thông tin về DNNVV tiềm năng của Việt Nam cho các DN FDI trước khi đưa ra các tư vấn cho từng trường hợp cụ thể”, ông Han Dong Hee cho hay.


Bên cạnh đó, Kocham cũng đề xuất một chính sách để lựa chọn, khuyến khích và quảng bá các DN FDI đã tích cực hợp tác với các DN Việt Nam. Ngoài ra, các DN FDI mua phụ tùng và hàng hóa trung gian tại Việt Nam cần được biểu dương và được hưởng thêm nhiều ưu đãi liên quan đến thuế và nới lỏng hạn chế đầu tư.


Quay trở lại vấn đề DN trong nước phải nâng chuẩn, các chuyên gia và nhiều DN đã đề nghị cơ chế tạo thuận lợi cho các DN, giúp thu hẹp khoảng cách hiện vẫn còn khá lớn giữa tiêu chuẩn của các DN trong nước và DN FDI. Tiêu biểu như khoảng cách giữa Chế độ kế toán Việt Nam (VAS) và Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), sự chênh lệch này đang gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư và chi phí hoạt động của DN khi thường phải buộc tuân thủ cả hai tiêu chuẩn.


Nhìn chung, với những lợi ích đã, đang và sẽ có, việc hợp tác giữa DN trong nước và DN FDI luôn là mong muốn được thực thi. Đã có nhiều câu chuyện về thành công của việc hợp tác tại Việt Nam, vì thế, cả Chính phủ và các DN phải cùng vào cuộc, cùng gỡ “rối” để đạt được kết quả theo đúng tiềm năng.

 


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:

Với tỷ lệ DNNVV chiếm tới 97%, tuy có sự phong phú, đa dạng và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho xã hội, nhưng thiếu các DN lớn, DN mạnh, đủ tầm, đủ tiêu chuẩn và khả năng để dẫn dắt cuộc chơi ngay tại thị trường trong nước cũng như tham gia cuộc chơi hội nhập. Bên cạnh đó, DN FDI là cầu nối giữa DN trong nước và sân chơi quốc tế, là cánh cửa để tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu. Vậy các DN trong nước phải có những biện pháp để tự nâng cấp, đạt những tiêu chí có thể hợp tác với các DN FDI.

Các DN FDI cũng cần thay đổi cách tiếp cận, theo hướng cởi mở hơn đối với DN trong nước, như chia sẻ, hợp tác về thông tin, công nghệ, thị trường, đào tạo, phương thức quản trị… thậm chí có hỗ trợ, giúp đỡ để các DN trong nước đạt chuẩn trong hợp tác. Quan điểm của Chính phủ hỗ trợ là “tạo con đường thuận lợi để đi” nhưng các DN cần “tự bước trên đôi chân của mình, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng bước nhanh đến đích”.

“Việc tạo ra một kênh thông tin để 2 bên thấu hiểu lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần thành lập một cơ quan giúp kết nối các DN FDI và DNNVV của Việt Nam để dễ dàng tìm được các cơ hội kinh doanh. Để làm được điều này, cần thành lập một Ủy ban Hợp tác Đầu tư (tên dự kiến) để cung cấp thông tin về DNNVV tiềm năng của Việt Nam cho các DN FDI trước khi đưa ra các tư vấn cho từng trường hợp cụ thể”

Bài viết khác

Sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp gia công, SXXK làm báo cáo quyết toán

Hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy tờ thu phí tại cảng biển

Hải quan Hà Nội với chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp

Đến ngày 15/9, tạm dừng hoạt động địa điểm chuyển phát nhanh, bưu chính không đủ điều kiện

Bắt con 'cá rô' hay con 'săn sắt'?

Bổ sung thêm chứng thư số được dùng trong giao dịch tài chính điện tử

Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Hải Phòng: Hải quan không kiểm tra thủ tục thu phí cảng biển

Chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ năm 2017

Ngày 31/8/2016, Bộ Tài chính ban hành quyết định 1859/QĐ-BTC vể việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

ĐỐI TÁC
Copyright © 2016 Anloi Co., Ltd.